Trong khi số lần quan trắc hồ chứa thủy lợi thủy điện trên cả nước ta còn ít thì một phần không nhỏ trong số đó tại các tỉnh thành bị hư hỏng, xuống cấp, nhiều hồ không có trạm quan trắc cảnh báo an toàn.

Lý do lớn ở trên khiến việc tăng cường quan trắc hồ chứa tại các tỉnh thành cần được chú trọng và quan tâm nhiều hơn nữa từ các cấp chính quyền địa phương.

Những bài học từ các sự cố hồ chứa chưa bao giờ hết tính thời sự, trong khi đó mùa mưa lũ đến gần thì nỗi lo mất nhà, mất tài sản và thậm chí tính mạng của người dân vẫn luôn hiển hiện…!!!

quan trắc hồ chứa

Lý do nên tăng cường quan trắc hồ chứa tại các tỉnh thành

Nhiều năm trong nghề cho tôi nhận ra, quan tắc hồ chứa thủy lợi, thủy điện có vai trò đặc biệt quan trọng trong tích nước chống hạn, cắt lũ, bảo đảm an toàn vùng hạ du… nhưng thông qua quan sát nhiều năm tôi thấy được hồ chứa cũng là nơi tiềm ẩn nguy cơ gây thảm họa nếu đồng loạt xảy ra sự cố. Trong khi  đó có tới 80% hồ đập đang xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, không có khả năng phòng lũ, được đắp thô sơ từ hàng chục năm qua đã xuống cấp nghiêm trọng.

Có thể bạn không biết nhưng hiện nước ta có hàng nghìn hồ đập lớn nhỏ, có những hồ đập được xây dựng từ rất lâu, cần được đánh giá lại toàn bộ về độ an toàn của các hồ đập hiện nay. Trước đây, các đập chủ yếu xây bằng đất sét, qua thời gian có những đập xây cách đây hơn 30 năm thậm chí lâu hơn nữa, nay đã xuống cấp. Do vậy, cần đánh giá mức độ an toàn để kịp thời có những biện pháp kỹ thuật, công nghệ xử lý, đặc biệt có kế hoạch quan trắc thường xuyên để ứng phó khi sự cố xảy ra.

Theo như những gì mà tôi thu thập được thì tình trạng xuống cấp của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện hiên nay tại các tỉnh chủ yếu là thấm thân đập, nứt tràn xả lũ, hư hỏng cống lấy nước, xói lở tiêu năng… Phần lớn các đập tạo hồ chứa thủy lợi đều là đập đất, xây dựng từ những năm 70 – 80 của thế kỷ trước. Do hạn chế về kỹ thuật và vốn đầu tư, tuổi đời đã quá lâu nên đã xảy ra hoặc tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố.

Hơn ai hết tôi cảm nhận được rõ việc sống dưới chân các hồ đập cũ từ những lần công tác tỉnh giống như sống dưới những quả bom nước khổng lồ, với đầy sự bất an. Một sự cố dù rất nhỏ cũng có thể gây ra một thảm họa rất lớn đến vùng hạ du. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, hiện tượng thời tiết cực đoan thì điều gì cũng có thể xảy ra, nên việc gia cố, sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa đập thủy điện cũ là việc làm cấp bách trong khi mùa mưa bão đang đến gần.

quan trắc hồ chứa

Nâng cao vai trò quan trắc hồ chứa và trách nhiệm của người đứng đầu

Tăng cường quan trắc hồ chứa nước luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, góp phần ổn định phát triển bền vững tài nguyên nước. Tuy nhiên, ngành chức năng cần có phương án quản lý, sử dụng, duy tu, sửa chữa và vận hành các hồ đập ra sao để vừa phát huy hiệu quả, vừa tránh thiệt hại có thể xảy ra đối với người dân.

Đặc biệt nhất là khu vực miền Trung và Tây nguyên – nơi có nhiều thủy điện cần làm tốt tất cả các khâu của các đơn vị liên quan từ việc thẩm định, thiết kế, lập dự toán thi công và vận hành, nhưng quan trọng nhất là công tác quản lý và trách nhiệm của người đứng đầu đối với các đơn vị liên quan đối với công tác thẩm định và thiết kế, thi công. Tôi cho rằng, trách nhiệm của người đứng đầu hết sức quan trọng vì phải tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, nếu có những vấn đề và phát hiện ra những nguy cơ, mặc dù chưa xảy ra sự cố thì phải khắc phục kịp thời.

quan trắc hồ chứa

Hiện tại số lượng hồ chứa nhỏ mà mất an toàn ở nước ta rất lớn. Chúng ta đã có số liệu và điều tra cụ thể, chúng ta cũng có hệ thống quan trắc hiện đại, đây là cơ sở để dự báo những nguy cơ mất an toàn hồ đập có thể xảy ra. Đồng thời tăng cường đầu tư, bảo dưỡng những công trình hồ đập hiện có để giảm nguy cơ mất an toàn và nên dành tương đối kinh phí cho công tác quan trắc hồ chứa thủy lợi, thủy điện. Hy vọng đây là nguồn kinh phí quan trọng, cần thiết để các cơ quan, ban ngành, địa phương có kế hoạch bảo dưỡng các hồ đập đang xuống cấp ở nước ta hiện nay.

HỢP PHÁT – CHUYÊN GIA QUAN TRẮC VÀ TỰ ĐỘNG HÓA