Với tình hình thiên tai mưa lũ ngày càng diễn biến phức tạp và cực đoan như hiện nay đã khiến tình trạng bồi lắng ở các hồ chứa thủy điện ngày càng gia tăng mạnh mẽ, đó là lý do vì sao các đơn vị và chủ đoạn nghiệp khai thác hồ chứa cần đẩy mạnh công tác quan trắc bồi lắng hồ chứa nước thủy điện sau các trận mưa lũ.
Tại sao cần tiến hành quan trắc bồi lắng hồ chứa nước thủy điện sau các trận mưa lũ ??
Có thể bạn không biết nhưng với tình hình thiên tai lũ lụt ngày càng diễn biến phức tạp như hiện nay cộng với đó là tình trạng lớp che phủ rừng ở nước ra ngày càng mỏng đã làm tăng lượng đất đá bị cuốn trôi theo sông suối xuống hồ chứa thủy điện gần nó.
Và kết quả của việc này chính là tốc độ bồi lắng của các hồ chứa hiện nay đều tăng cao so với tình trạng lớp phủ rừng mặt đất còn nguyên ở nước ta. Không dừng lại ở đó, theo các chuyên gia quan trắc việc khai thác mỏ xung quanh các khu vực sông suối đã đổ vào hết các hồ chứa gần nó làm tăng độ đục tại các sông suối.
Có thể thấy rõ là do trước ảnh hưởng của mưa, lũ hàng năm đã khiến các lớp đất đá bị cày xới trên bề mặt rất nhiều nên dễ dàng bị cuốn trôi theo sông suối vào các hồ chứa.
Trước những nguyên nhân ở trên thì khi thực hiện quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước cũng như về Quy trình quan trắc công trình thủy điện thì công tác quan trắc hồ chứa nước theo định kỳ sẽ được thực hiện vào thời điểm trước và sau mùa mưa hằng năm.
Nhất là khi vừa kết thúc mùa mưa, hồ chứa sẽ bị tích dẫn đến mực nước dâng bình thường, dòng chảy ở trên sông hồ chưa trở lại trạng thái bình thường, và lượng phù sa bắt đầu lắng đọng đáy hồ chính là là thời điểm thích hợp để có thể tiến hành quan trắc bồi lắng và thuận lợi cho việc di chuyển tàu, xuồng trên hồ.
Tiến hành quan trắc bồi lắng hồ chứa nước thủy điện sau các trận mưa lũ như thế nào ??
Đầu tiên cần tiến hành đánh giá tổng quan công trình hồ chứa cần quan trắc bồi lắng rồi tiến đến khảo sát, đo đạc các yếu tố thủy văn như bùn cát tại các sông, suối đổ vào hồ cũng như đánh giá biến động lớp phủ thực vật từ hình ảnh vệ tinh (nếu có).
Kế đến là đánh giá mức độ xói mòn đất tại các lưu vực sông đổ vào hồ tức là tính lượng đất xói mòn theo thời gian bị ảnh hưởng bởi mưa, lũ. Tiếp theo là tiến hành khảo sát để có thể thu thập số liệu cần thiết cho tính toán cũng như xác định nguyên nhân bồi lắng lòng hồ cụ thể hơn.
Sau khi tiến hành đầy đủ những công việc trên sẽ cho ra được kết quả về vị trí bồi lắng cũng như xác định được lượng bùn cát dưới hồ để có thể đánh giá được sự thay đổi của thảm phủ đến dòng chảy lượng bùn cát vào hồ. Bên cạnh đó việc khảo sát thực tế để thu thập số liệu còn được dùng để phục vụ cho việc chạy mô hình và đánh giá bồi lắng hồ chứa.
Để từ những kết quả kể trên các đơn vị và doanh nghiệp sẽ có được những giải pháp công trình và phi công trình để có thể hạn chế và khắc phục tình trạng bồi lắng hồ chứa như hiện nay.
Có thể thấy quan trắc bồi lắng hồ chứa nước thủy điện sau các trận mưa lũ giúp các đơn vị cũng như doanh nghiệp khai thác hồ chứa nước thủy điện có thể dễ dàng theo dõi diễn biến bồi xói về qui mô cũng như cường độ, hướng dịch chuyển định kỳ hàng năm.
Cơ sở dữ liệu về bồi lắng hồ chứa có được tử công tác quan trắc còn giúp xây dựng bản đồ hiện trạng và bản đồ dự báo mưa lũ và bồi lắng hồ chứa để có thể điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và gắn liền với công tác bảo vệ rừng đầu nguồn cũng như quản lý các hoạt động du lịch và phát triển kinh tế – xã hội khác trên các hồ chứa nước thủy điện một cách bền vững nhất.
HỢP PHÁT của tôi hy vọng đã có những thông tin bổ ích cho quý bạn đọc về tình hình quan trắc bồi lắng hồ chứa nước thủy điện sau các trận mưa lũ.
- Vui lòng liên hệ để biết thêm thông tin
- HỢP PHÁT – CHUYÊN GIA QUAN TRẮC VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ
- Mobile/Zalo: 086.222.0171
- Email: info@hotech.com.vn
- Website: www.hotech.com.vn
- Facebook: www.facebook.com/hotech.com.vn
- Linkedin: www.linkedin.com/company/hợp-phát
- ZALO OA (quét mã QR)