Dù được hình thành từ năm 1994 nhưng không khó nhận ra sự phát triển của công tác quan trắc nước tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục.
Dù sau nhiều năm triển khai và hoạt động, mạng lưới quan trắc môi trường nước tại Việt Nam đã phát triển, cơ bản đáp ứng được những đòi hỏi trước mắt. Tuy nhiên cũng bộc lộ những hạn chế đáng lo ngại trước yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.
9 hạn chế trong công tác quan trắc môi trường nước tại Việt Nam
Dưới vai trò điều phối của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mạng lưới các trạm, điểm quan trắc môi trường nước ngày càng được mở rộng và phát huy hiệu quả nguồn tiềm lực cơ sở vật chất, kỹ thuật, con người của nhiều cơ quan, ngành nghề, viện nghiên cứu.
Đặc biệt trong một vài năm trở lại đây, công tác quan trắc môi trường nước tại Việt Nam đã được quan tâm, chú trọng thực hiện và phát triển khá mạnh mẽ ở cả cấp trung ương và địa phương, hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường. Theo tầm nhìn đến 2030, nhiều địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng đã phê duyệt quy hoạch mạng lưới quan trắc trên địa bàn và đầu tư tăng cường năng lực cho các Trung tâm Quan trắc môi trường nước.
Không phủ nhận các hoạt động quan trắc môi trường nước thời gian qua đã cung cấp nhiều dữ liệu về chất lượng môi trường nước phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường… Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực tài chính, hệ thống quan trắc môi trường ở cả cấp quốc gia và địa phương vẫn chưa được đầu tư đầy đủ, đồng bộ, hiện đại hóa để có thể kịp thời theo dõi, giám sát liên tục hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường.
Trong đó, các điểm quan trắc, thông số và tần suất quan trắc môi trường nước định kỳ cũng chưa được thực hiện đầy đủ theo quy hoạch đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, theo thống kê chưa đầy đủ thì đến nay cả nước có khoảng gần 30 tỉnh thành phố đã đầu tư xây dựng và vận hành các trạm quan trắc tự động. Tuy nhiên so với mạng lưới quan trắc nước của các nước trên thế giới và yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường của nước ta trong tình hình mới, hệ thống quan trắc ở nước ta hiện nay vẫn còn hạn chế về số lượng điểm, tần suất, thông số và công nghệ quan trắc và nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu dữ liệu phục vụ công tác công bố thông tin, dự báo, cảnh báo ô nhiễm môi trường. Trong đó có thể kể ra một số hạn chế, bất cập của hệ thống hiện tại như:
Hạn chế Thứ nhất: số lượng, quy mô và mật độ các trạm/điểm quan trắc môi trường tự động, liên tục và định kỳ còn thưa và phân bố không đồng đều; thành phần môi trường, thông số và tần suất quan trắc chưa được thực hiện đầy đủ theo phê duyệt nên chưa phản ánh được đầy đủ, kịp thời bức tranh về hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường nước
Hạn chế Thứ hai: Các chương trình quan trắc môi trường nước mặt, nước biển ở cấp độ quốc gia tại các lưu vực sông và vùng kinh tế trọng điểm vẫn còn nhiều yếu kém do kinh phí còn hạn hẹp, đến nay các chương trình trắc quốc gia vẫn chưa thực hiện quan trắc đầy đủ các điểm quan trắc đã được quy hoạch giai đoạn 2019-2022 do đó chưa phủ trùm được các khu vực quan trắc có tính chất liên vùng, liên tỉnh trên cả nước, các điểm nóng về môi trường, các điểm ô nhiễm xuyên biên giới.
Hạn chế Thứ ba: Công tác quan trắc định kỳ ở địa phương được thực hiện nhìn chung còn chưa đầy đủ cả về mật độ điểm, thông số và tần suất quan trắc theo mạng lưới quan trắc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thậm chí, có đến gần 20 địa phương còn chưa có chương trình quan trắc tổng thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành để làm căn cứ thực hiện quan trắc định kỳ hàng năm. Một số địa phương chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến công tác quan trắc môi trường trong khi một số địa phương khác rất quan tâm đến công tác này nhưng lại gặp khó khăn, hạn chế về nguồn vốn và ngân sách thực hiện.
Hạn chế Thứ tư: Việc đầu tư trang thiết bị quan trắc và phân tích môi trường nước còn chưa đảm bảo tính đồng bộ trong toàn hệ thống; việc duy trì, bảo trì, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn định kỳ thiết bị cũng chưa thực sự được chú trọng phần nào làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng số liệu quan trắc.
Một số đơn vị có các thiết bị được đầu tư khá lâu vì thế đã cũ và hỏng hóc, phần lớn các đơn vị chưa được đầu tư đầy đủ trang thiết bị để thực hiện quan trắc các thành phần môi trường nước và thông số cơ bản theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hiện hành. Trong khi đó, một số đơn vị được đầu tư thiết bị quá chuyên sâu và hiện đại lại đòi hỏi đội ngũ cán bộ vận hành có trình độ cao và số lượng mẫu phân tích lớn nên chưa thực sự hiệu quả.
Đặc biệt, một vài địa phương đến nay vẫn chưa đầu tư hệ thống trang thiết bị phân tích môi trường cho trung tâm quan trắc môi trường của tỉnh như Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Tuyên Quang nên hàng năm vẫn phải đấu thầu, ký hợp đồng thuê đơn vị bên ngoài kém chất lượng thực hiện quan trắc phục vụ công tác quản lý bảo vệ môi trường trên địa bàn. Ngay cả các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hiện mới đang chuẩn bị triển khai các dự án lớn để tăng cường thiết bị quan trắc môi trường do các thiết bị đã được đầu tư trước đây còn ít, chưa có tính hiện đại hóa và nhiều thiết bị đã cũ, hỏng.
5 hạn chế còn lại HỢP PHÁT sẽ bổ sung trong phần tiếp theo của vấn đề này nhé, đừng bỏ qua vì chúng ta cần phải có một sự nhìn nhận thực tế và nhanh chóng khắc phục vì môi trường vì chúng ta.
HỢP PHÁT – CHUYÊN GIA QUAN TRẮC VÀ TỰ ĐỘNG HÓA