Bắt buộc quan trắc hồ chứa thủy điện có dung tích từ 3 triệu m3 là nội dung quan trọng nằm trong trong Nghị định số 38/2016/NĐ-CP.

Bắt buộc quan trắc hồ chứa thủy điện có dung tích từ 3 triệu m3

Theo đó, công tác quan trắc hồ chứa thủy điện có dung tích từ 3 triệu m3 là một trong những nội dung trong Nghị định số 38/2016/NĐ-CP, ngày 15/5/2016 của Chính phủ, quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khí tượng thủy văn.

quan trắc hồ chứa thủy điện

Ngoài ra còn có đến 7 loại công trình phải quan trắc thường xuyên gồm:

  1. Sân bay
  2. Hồ chứa thủy lợi có cửa van điều tiết lũ và hồ chứa thủy điện có dung tích toàn bộ từ 3.000.000 m3 trở lên, hồ chứa thuộc phạm vi điều chỉnh của quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông
  3. Cảng biển loại I và loại II
  4. Cầu qua vùng cửa sông ven biển, eo biển, vịnh hoặc các đảo vùng nội thủy có khẩu độ thông thuyền từ 500m trở lên
  5. Tháp thu phát sóng phát thanh, truyền hình có kết hợp khai thác tham quan, kinh doanh phục vụ khách trên tháp
  6. Cáp treo phục vụ hoạt động tham quan, du lịch
  7. Vườn quốc gia.

Nếu làm theo đúng như Nghị định trên đã ban hành thì chủ công trình theo quy định phải quyết định nội dung quan trắc theo nhu cầu khai thác, sử dụng công trình, nhưng phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu đối với từng loại công trình.

Trong đó, hồ chứa thủy điện quan trắc lượng mưa tại đập chính, mức nước tại thượng lưu và hạ lưu đập chính; tính toán lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả, lưu lượng tháo qua tua bin, dự tính khả năng gia tăng mực nước hồ theo lưu lượng đến hồ, tần suất 4 lần một ngày theo giờ quy định vào 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ và 19 giờ trong mùa lũ, 2 lần một ngày vào 7 giờ, 19 giờ trong mùa cạn. Trường hợp vận hành chống lũ, tần suất quan trắc, tính toán tối thiểu 1 giờ 1 lần.

quan trắc hồ chứa thủy điện

Cách cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc hồ chứa thủy điện theo Nghị định số 38/2016/NĐ-CP 

Lưu ý, trong thời gian không quá 30 phút kể từ thời điểm kết thúc quan trắc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Nghị định này, hồ chứa thủy lợi có cửa van điều tiết lũ và hồ chứa thủy điện có dung tích toàn bộ từ một trăm triệu mét khối (100.000.000 m3) trở lên cung cấp toàn bộ thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn cho cơ quan dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cấp trung ương và cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường cấp tỉnh nơi có đập chính

Còn với hồ chứa thủy lợi có cửa van điều tiết lũ và hồ chứa thủy điện có dung tích toàn bộ từ ba triệu mét khối (3.000.000 m3) đến dưới một trăm triệu mét khối (100.000.000 m3) cung cấp toàn bộ thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn cho cơ quan dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên địa bàn, cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường cấp tỉnh nơi có đập chính.

Những công trình khác cung cấp toàn bộ thông tin, dữ liệu quan trắc sau khi kết thúc quan trắc tối đa 30 phút cho cơ quan dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên địa bàn, cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường cấp tỉnh.

Cách thức cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc được thực hiện theo phương thức sau:

  • Văn bản, vật mang tin
  • Phương tiện thông tin chuyên dùng
  • Mạng internet
  • Mạng thông tin công cộng
  • Thông tin trực tiếp qua điện thoại

Và theo như tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này, cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý có trách nhiệm phối hợp, thống nhất với hệ thống dự báo, cảnh báo quốc gia và cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia để cung cấp kịp thời, liên tục thông tin, dữ liệu quan trắc hồ chứa thủy điện, thủy lợi theo nghị định.

quan trắc hồ chứa thủy điện

Còn thắc mắc gì thêm về công tác quan trắc hồ chứa thủy điện bạn có thể liên hệ trực tiếp với tôi nhé !!

HỢP PHÁT – CHUYÊN GIA QUAN TRẮC VÀ TỰ ĐỘNG HÓA