Theo các cơ quan nhà nước dù doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực trong giám sát dịch bệnh phục vụ nuôi tôm, cá tra nhưng hiệu quả trong việc kiểm soát dịch bệnh và quan trắc môi trường nước thủy sản hiện nay vẫn còn nhiều chưa cao.

quan trắc môi trường nước thủy sản

Tình hình quan trắc môi trường nước thủy sản hiện nay tại nước ta

Tại các cuộc họp thường niên Tổng cục Thủy sản và Hội Nghề cá Việt Nam có chia sẻ: “Việc nâng cao hiệu quả công tác quan trắc môi trường, giám sát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản hiện nay vẫn còn ít và thiếu sự tích cực từ các doanh nghiệp”.

Theo các báo cáo tôi thu thập được thì mạng lưới quan trắc ra đời năm 2001 và từ năm 2009 có thêm mạng lưới quan trắc của các địa phương đến nay hình thành hệ thống rộng khắp cả nước nhưng hệ thống quan trắc chủ yếu tại vùng nuôi thủy sản tập trung (nhằm vào các đối tượng chủ lực như cá tra, tôm nước lợ, nhuyễn thể) vùng thường xảy ra dịch bệnh hoặc hiện tượng chết hàng loạt, vùng phục vụ lợi ích cộng đồng. Loại hình quan trắc là định kỳ, đột xuất và kết hợp giám sát ao nuôi.

Và vị trí quan trắc định kỳ được đặt tại các kênh cấp nước vào vùng nuôi, quan trắc đột xuất chỉ khi vùng nuôi xảy ra dịch bệnh, còn quan trắc kết hợp giám sát dịch bệnh được đặt tại ao nuôi trong nhiều năm nay đã xây dựng được mạng lưới và dữ liệu phong phú.

Nhưng cơ chế quản lý quan trắc môi trường nước nuôi trồng thủy sản lại không được tiến hành hoạt động đầy đủ các tháng trong năm đặc biệt là giai đoạn đầu năm thường lớt phớt. Giai đoạn đầu năm nay tiến hành quan trắc đột xuất khi môi trường có diễn biến bất thường là cực thấp.

quan trắc môi trường nước thủy sản

Theo các chuyên gia quan trắc thì công tác trên vẫn còn thiếu sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp nhất là thiếu việc chia sẻ các số liệu, thông tin môi trường, dịch bệnh. Các số liệu/thông tin thu thập chưa được tổng hợp, phân tích toàn diện để đưa các quyết định quản lý và áp dụng các kỹ thuật nuôi thích hợp.

Hơn nữa các thông số quan trắc và giám sát dịch bệnh còn dàn trải. Trong đó, một số yếu tố chưa cần thiết quan trắc vì thực tế có rất ít. Còn về tần suất quan trắc và duy trì 2 tuần/lần đối với một số yếu tố như độ mặn, độ kiềm, pH là chưa hợp lý, mà cần dày hơn để ứng phó các biến động bất lợi, hạn chế thiệt hại cho doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung.

Vì những hạn chế trên nên tình hình nuôi tôm nước lợ và cá tra ở đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về ô nhiễm môi trường, bùng phát dịch bệnh, lạm dụng kháng sinh, hóa chất trong quá trình nuôi, chất lượng sản phẩm thủy sản không đáp ứng yêu cầu thị trường, gây tổn thất kinh tế, ảnh hưởng tới sinh kế của người dân.

quan trắc môi trường nước thủy sản

Đó là chưa kể trong nhiều lần công tác tại các tỉnh để thu thập kết quả quan trắc, tôi nhận thấy các kết quả quan trắc vẫn còn gửi cho cơ quan quản lý thủy sản địa phương và hộ nuôi/doanh nghiệp dựa trên email, công văn và qua nhiều đầu mối nên kết quả quan trắc không có tính khuyến cáo hay cảnh báo kịp thời. 

Theo cá nhân tôi cũng như các chuyên gia quan trắc hiện nay thì chúng ta nên xây dựng hệ thống truyền tải thông tin một cách nhanh nhất tới hộ nuôi/doanh nghiệp qua mạng xã hội hoặc tin nhắn SMS.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn nắm được phần nào tình hình quan trắc môi trường nước nuôi trồng thủy sản hiện nay ở nước ta. Đừng chỉ đọc mà hãy chia sẻ nếu những nội dung này thật sự bổ ích cho ai đó bạn nhé !!

HỢP PHÁT – CHUYÊN GIA QUAN TRẮC VÀ TỰ ĐỘNG HÓA