Với chi phí lắp đặt hệ thống quan trắc đến hàng tỷ đồng đã khiến không ít doanh nghiệp thủy sản phải than trời.
Tại sao doanh nghiệp thủy sản than trời vì chi phí lắp đặt hệ thống quan trắc ??
Trong khi đó doanh nghiệp ngành thủy sản cho rằng quy định vừa nêu tạo gánh nặng chi phí tuân thủ lớn, trong khi phần lớn cơ sở chế biến thủy sản có quy mô rất nhỏ. Doanh nghiệp còn lo ngại rằng kể cả đã đầu tư hệ thống quan trắc nước tự động với chi phí lên tới hàng tỷ đồng thì vẫn có nguy cơ bị phạt.
Theo các chuyên gia kinh tế, dự thảo nghị định có những nội dung khiến nhiều hiệp hội doanh nghiệp, trong đó có ngành thủy sản cho rằng sẽ làm tăng chi phí đầu tư, giá thành sản phẩm, làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang để lại những hậu quả nặng nề và chuỗi cung ứng ngành thủy sản có nguy cơ bị đứt gãy như hiện nay.
Lối đi nào cho doanh nghiệp khi phải đội thêm chi phí lắp đặt hệ thống quan trắc ??
Doanh nghiệp Việt Nam nói chung phần lớn có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chưa kể ngành thủy sản có nhiều cơ sở chế biến rất nhỏ, vì vậy việc tuân thủ quy định tạo ra gánh nặng tài chính rất lớn cho doanh nghiệp. Điều này càng trở lên thách thức khi nguồn lực của doanh nghiệp đã bị bào mòn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Nhưng vấn đề đáng nói ở đây là kể cả khi đã đầu tư hệ thống quan trắc nước tự động thì nguy cơ doanh nghiệp bị phạt vẫn hiện hữu, bởi theo Hiệp hội Chế biến & Xuất khẩu thủy sản (VASEP) thì hệ thống này không có tác dụng để quản lý mức độ ô nhiễm môi trường, vì kết quả đo quan trắc không chính xác.
Nếu theo như quy định trong dự thảo trên thì trường hợp cơ sở có lưu lượng xả thải từ 15.000 m3/ngày trở lên thì tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 1 tháng/lần. Do đặc thù có lưu lượng xả thải rất lớn, thậm chí lên tới 30% lượng nước trong ao nuôi/ngày, nếu áp dụng quy định vừa nêu thì hầu như các vùng nuôi thủy sản đều phải thực hiện quan trắc 1 tháng/lần.
Trong khi đó nếu theo như dự thảo được thông qua, 100% nhà máy, bao gồm cả nhà máy chế biến thủy sản rất nhỏ cũng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước tự động. Trong khi đó, chi phí để đầu tư mỗi hệ thống này lên tới cả tỷ đồng, chưa kể chi phí vận hành mỗi tháng là khoảng 40-50 triệu đồng.
Rõ ràng điều này làm tăng chi phí lấy mẫu và phân tích mẫu lên rất nhiều. Trong khi quy định hiện hành chỉ yêu cầu tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 3 tháng/lần. Quy định này nếu được thông qua sẽ tạo ra thách thức với những doanh nghiệp thủy sản, nhất là doanh nghiệp có vùng nuôi.
Hiệp hội Chế biến & Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho rằng dự thảo chỉ nên áp dụng quy định này cho các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng từ nông nghiệp sang những mục đích khác thì phù hợp hơn. Vì quy định này đang đi ngược lại với chủ trương hiện đại hóa nông nghiệp, khuyến khích nhân rộng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” của Chính phủ.
Dẫn tới các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ cũng phải xin cấp phép cấp Bộ Tài Nguyên & Môi trường vẫn thuộc nhóm nguy cơ tác động xấu đến môi trường, gia tăng thủ tục hành chính, tăng thêm gánh nặng cho các cơ sở nuôi trồng.
Quý doanh nghiệp nhận định như thế nào về vấn đề trên của Hiệp hội Chế biến & Xuất khẩu thủy sản cũng như các doanh nghiệp liên quan ??
HỢP PHÁT – CHUYÊN GIA QUAN TRẮC VÀ TỰ ĐỘNG HÓA