Vì nghề nuôi trồng thủy sản luôn tiềm ẩn rủi ro nên công tác quan trắc môi trường nước để cảnh báo, giám sát kịp thời là vô cùng cấp thiết.

Quan trắc môi trường nước nuôi thủy sản giúp ứng phó kịp thời khi dịch bệnh bùng phát

Dịch bệnh xảy ra với nghề nuôi thủy sản ở hầu hết các tỉnh hiện nay có nguyên nhân từ hạ tầng sơ sài cộng với giống thủy sản nuôi thiếu kiểm dịch, không đảm bảo chất lượng. Quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường là một trong những giải pháp quan trọng để hạn chế dịch bệnh đối với thủy sản nuôi.

Quan trắc môi trường nước nuôi thủy sản

Không ít chủ doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản nhanh chóng thực hiện các khuyến cáo của ngành nên may mắn vượt qua giai đoạn khó khăn. Từ đó duy trì ghi sổ nhật ký quan trắc theo dõi các hoạt động thường xuyên để thuận tiện cho quản lý các yếu tố môi trường và sức khỏe loại thủy sản mình nuôi trồng.

Theo Thứ trưởng Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) từ kết quả quan trắc môi trường nuôi thủy sản, cơ quan quản lý có căn cứ đánh giá tác động của hoạt động nuôi thủy sản đến môi trường xung quanh và ngược lại, từ đó có định hướng quy hoạch, phát triển nghề nuôi thủy sản theo hướng bền vững. Đây cũng là nguồn dữ liệu quan trọng cho các đoàn thanh tra của các nước nhập khẩu đến Việt Nam tìm hiểu, đánh giá điều kiện nuôi thủy sản của từng vùng.

Tất cả các tỉnh thành lấy việc nuôi trồng thủy sản làm trong tâm kinh tế cần tăng cường quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường nuôi thủy sản, đặc biệt là tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm, xác định nguyên nhân tôm nuôi bị chết nhiều, chết bất thường không rõ nguyên nhân, qua đó hướng dẫn người nuôi có các biện pháp xử lý triệt để.

Quan trọng hơn là môi trường nuôi thủy sản bị suy thoái, có chiều hướng gia tăng. Rất khó kiểm soát ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp ngày càng nhiều. Diện tích nuôi thủy sản không ngừng tăng khiến dịch bệnh khó kiểm soát.

Không chỉ vậy biến đổi khí hậu với nước biển dâng, xâm nhập mặn khiến nghề nuôi thủy sản đối diện vô vàn khó khăn. Theo thông tin tôi nhận được thì chương trình quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường nuôi thủy sản, Chi cục Thủy sản các tỉnh đã lấy mẫu nước sông, nước biển, nước hồ thủy lợi, thủy điện, nước ao nuôi tôm để đánh giá các yếu tố môi trường gồm pH, kiềm, NH3, độ mặn, nhiệt độ, DO, vi khuẩn Vibrio…

Để từ đó đánh giá các yếu tố gây bệnh cho thủy sản nuôi như đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, vi bào tử trùng…, ngành chức năng khuyến cáo nông hộ ứng phó phù hợp.

Quan trắc môi trường nước nuôi thủy sản

Quan trắc môi trường nước nuôi thủy sản còn nhiều khó khăn

Theo đại diện các tỉnh: “Ngoài việc lấy mẫu định kỳ, chúng tôi còn lấy mẫu đột xuất, mẫu tăng cường vào những thời điểm tôm, cá có dấu hiệu bị bệnh để kiểm tra vi khuẩn, vi rút, phát hiện kịp thời, hạn chế lây lan dịch bệnh trên thủy sản nuôi. Quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường giúp người nuôi chủ động quản lý chất lượng nước, dịch bệnh, mùa vụ, qua đó tổ chức tốt cho quá trình nuôi thủy sản kéo dài”.

Tuy nhiên, công tác quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường trên địa bàn các tỉnh còn gặp không ít khó khăn. Nguồn kinh phí thực hiện không đủ nên mẫu kiểm tra được ngành chức năng thực hiện còn ít, các chỉ tiêu mới chỉ dừng lại ở các thông số thông thường, chưa đánh giá được tổng thể các yếu tố trong môi trường nước nuôi thủy sản để truy cập, lưu giữ, phân tích, có giải pháp thích hợp.

Quan trắc môi trường nước nuôi thủy sản

Do đó doanh nghiệp các tỉnh thành mong Tổng cục Thủy sản quan tâm, bổ sung thêm kinh phí, hỗ trợ máy móc, thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư phần mềm cơ sở dữ liệu để giúp ngành thủy sản các tỉnh thực hiện hiệu quả hơn công tác quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường nuôi thủy sản.

HỢP PHÁT – CHUYÊN GIA QUAN TRẮC VÀ TỰ ĐỘNG HÓA