Theo các báo cáo mà Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường có được thì công tác giám sát an toàn hồ chứa đến nay (2022) vẫn còn tồn tại nhiều bất cập chưa được giải quyết.

Công tác giám sát an toàn hồ chứa vẫn còn nhiều bất cập

Từ thống kê của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường về số lượng, quy mô hồ, đập, cả nước có 7.570 đập, hồ chứa đã đưa vào vận hành khai thác với tổng dung tích khoảng 70,5 tỷ m3; trong đó, có 429 đập, hồ chứa thủy điện với tổng dung tích khoảng 56 tỷ m3; 7.169 đập, hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích trên 14,5 tỷ m3.

Thì thực trạng giám sát an toàn hồ chứa, đối với các hồ chứa nước lớn và vừa thì chất lượng công trình cơ bản được bảo đảm; đối với hồ chứa nhỏ chất lượng xây dựng còn hạn chế. Mặc dù được Chính phủ và các địa phương quan tâm, bố trí đầu tư nên đã sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn cho hơn 800 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp.

Nhưng do số lượng đập, hồ chứa hư hỏng nhiều nên cần một nguồn kinh phí lớn để sửa chữa, duy trì. Việc tích nước của các hồ là hạn chế, không theo thiết kế và luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Mặt dù Luật Thủy lợi và Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn hồ đập quy định nguyên tắc an toàn hồ đập là ưu tiên cao nhất trong xây dựng, vận hành, quản lý khai thác và các cơ quan chức năng, chủ hồ, đập nỗ lực thực hiện nhưng từ năm 2010 đến nay cả nước đã xảy ra 70 sự cố đập, hồ chứa. 

Đánh giá về việc phân giao quản lý hồ đập, hiện vẫn còn nhiều hồ, đập thủy lợi đang được giao cho cơ quan quản lý nhà nước quản lý, đang trong quá trình chuyển giao chủ quản lý khai thác (doanh nghiệp) theo quy định của Luật Thủy lợi. Do không có cán bộ chuyên môn nên không phát hiện và xử lý kịp thời các hư hỏng; một số đơn vị khai thác đập, hồ chứa còn chưa quan tâm đúng mức đến việc vận hành thử các thiết bị cơ khí vận hành tràn xả lũ dẫn đến sự cố kẹt cửa van khi cần vận hành xả lũ nên nguy cơ mất an toàn cao.

giám sát an toàn hồ chứa

Ông Phan Xuân Dũng – Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường còn cho biết thêm, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn việc thực thi quy định pháp luật về quản lý an toàn hồ đập còn nhiều hạn chế. Qua thanh tra, kiểm tra, số đập, hồ chứa đăng ký an toàn đập là 66% tổng số hồ đập; được kiểm định an toàn là 4%; được lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du là 4%; được lập quy trình vận hành là 4%; được lập phương án bảo vệ 15%; được lập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp chiếm 16%. Đối với an toàn hồ đập thủy điện thì theo Bộ Công thương 100% công trình được đánh giá tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn.

Qua đó, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nêu rõ, qua giám sát có thể thấy một số tồn tại, bất cập đối với quản lý an toàn hồ đập. Theo đó: Nhiều kết cấu hạ tầng công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp do được xây dựng từ nhiều năm trước đây. Có một số lượng lớn hồ đập vừa và nhỏ hiện hư hỏng, xuống cấp không bảo đảm an toàn nhưng thiếu kinh phí sửa chữa, nâng cấp.

Công tác khắc phục giám sát an toàn hồ chứa trong những năm tới

Việc triển khai thực hiện một số quy định của Luật Thủy lợi, Luật Tài nguyên nước còn gặp nhiều khó khăn do thiếu hướng dẫn cụ thể, thiếu nguồn lực để thực hiện. Năng lực quản lý vận hành, khai thác hồ, đập vừa và nhỏ của doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi còn hạn chế; Phối hợp trong vận hành liên hồ chưa cao chưa đảm bảo hiệu quả; Quy định vận hành đơn hồ chứa còn chưa phù hợp với điều kiện nguồn nước, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện vừa và nhỏ.

Ngoài ra, việc hợp tác quốc tế, xây dựng, chia sẻ dữ liệu về nguồn nước trên hệ thống sông dùng chung với các quốc gia như Lào, Campuchia, Trung Quốc còn gặp nhiều khó khăn.Việc áp dụng khoa học, công nghệ trong điều tiết, theo dõi, đánh giá chất lượng cũng như trữ lượng nước về các hồ, sông chưa được đầu tư đúng mức; công nghệ sử dụng cho các hồ, đập còn lạc hậu nên chất lượng dự báo, cảnh báo chưa cao nên chưa chủ động trong điều tiết nước, bảo đảm an toàn hồ đập.

giám sát an toàn hồ chứa

Trong đó công tác quy hoạch hệ thống thủy lợi, hồ đập vẫn chưa được triển khai đồng bộ. Hiện chỉ có một số ít các tỉnh có quy hoạch hệ thống thủy lợi, hồ đập toàn tỉnh dẫn đến hiện tượng xây dựng hồ đập tự phát và không theo quy hoạch, nhiều vùng thừa, nhiều vùng thiếu nước; các quy hoạch chưa có tầm nhìn dài hạn để sẵn sàng ứng phó với tình hình phức tạp về nguồn nước trong tương lai. Việc chưa xử lý dứt điểm một số vấn đề liên quan đến di dân lòng hồ sông Đà phục vụ thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La đã ảnh hưởng đến an toàn hồ đập. 

Có thể thấy an ninh nguồn nước và an toàn hồ, đập là vấn đề hệ trọng có tính chiến lược trong phát triển của các quốc gia, do đó đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo với Quốc hội để: Xem xét ban hành Nghị quyết về an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập để làm cơ sở cho việc thực hiện vấn đề rất quan trọng, cấp thiết này và chỉ đạo Chính phủ xây dựng lộ trình thực hiện

Nghiên cứu, sửa đổi chồng chéo, bất cập về quản lý an toàn hồ đập giữa Luật Tài nguyên nước và Luật Thủy lợi; bổ sung nội dung về quản lý đập, hồ chứa thuỷ điện vào Luật Điện lực để việc quản lý được thống nhất. Đồng thời, bố trí nguồn lực  đầu tư, nâng cấp sửa chữa bảo đảm an toàn cho hồ, đập để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình và vùng hạ du; xem xét đưa vào kế hoạch 5 năm 2021-2025 những mục tiêu cấp bách; bố trí nguồn lực từ kế hoạch đầu tư công trung hạn nhằm thực hiện ngay các mục tiêu, cơ chế để đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn hồ chứa với một số nhiệm vụ cấp bách, cần thiết.

giám sát an toàn hồ chứa