Thay vì tiến hành công tác quan trắc độ mặn trên sông thì nhiều bà con làm nông và nuôi trồng thủy sản tại miền Tây gặp phải cảnh dỡ khóc dỡ cười khi mua phải máy đo độ mặn “Dởm”.

quan trắc độ mặn trên sông

Mua phải máy đo độ mặn kém chất lượng thay vì tiến hành công tác quan trắc độ mặn trên sông

Không ít bà con làm nông và nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh miền Tây đã bỏ tiền túi mua máy đo độ mặn, nhưng sau đó lại “khóc ròng” vì được bán cho máy đo chất rắn hòa tan…Có thể thấy trước tình trạng xâm nhập mặn khốc liệt, rất nhiều nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tự mua máy đo mặn, nhằm theo dõi độ mặn trong nước trước khi bơm tưới.

Theo các khảo sát mới đây thì tại tỉnh Bến Tre, địa phương đang bị nước mặn bao vây; rất nhiều cửa hàng vốn không kinh doanh máy móc, giờ được quảng cáo có bán máy đo độ mặn chất lượng. Để có thể nhận định tình hình ở trên rõ hơn các chuyên gia quan trắc đã đóng vai người mua hàng để ghé một tiệm may áo dài ở huyện Chợ Lách, chủ tiệm giới thiệu chiếc máy đo mặn giá 450.000 đồng. Khi chúng tôi hỏi về xuất xứ, nguồn gốc, người này không trả lời mà chỉ nói: “Máy đo mặn tất nhiên là sẽ đo được, anh mua đi, nếu một tuần bị lỗi thì một đổi một. Còn bảo hành thì không có đâu, máy trên 1 triệu còn chưa có bảo hành mà”.

quan trắc độ mặn trên sông

Hiện nay, ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, không khó để tìm mua một thiết bị đo độ mặn. Từ cửa hàng điện tử, đại lý phân bón hay thậm chí là ở cả cửa hàng chuyên may quần áo. Giá dao động từ 250 nghìn đến 2 triệu đồng. Người mua cũng chỉ biết mua mà chất lượng không biết ra sao.

Theo lời chia sẻ của một chủ vườn trái cây tại huyện Chợ Lách kể, trong đợt xâm nhập mặn lịch sử năm 2016, chị đến huyện Chợ Lách mua một máy đo mặn, và được chủ cửa hàng bán cho một… máy đo độ tinh khiết của nước. Lúc sử dụng, thấy máy hiện lên số không, chị cảm thấy “ngon lành”, liền cho bơm nước, sau đó thì tiêu tan cả vườn cảnh giống hơn 200 triệu đồng. Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, các thiết bị có ghi chữ TDS thực chất là máy đo tổng chất lỏng hoà tan trong nước. Đây là ký hiệu của chỉ số tổng lượng chất rắn hoà tan, và thiết bị này không có chức năng đo muối.

Và theo lẽ thường, nước nếu không nhiễm mặn, sẽ có chất rắn hòa tan. Khi để máy vào trong nước, các chỉ số sẽ hiện lên, lúc này người dân tưởng đó là độ mặn, nên không dám tưới, và ruộng đồng bị thiếu nước. Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre đã kiểm tra một số cửa hàng, và chủ tiệm không xuất trình được hóa đơn, chứng từ nhập hàng. Theo quy định, hàng hoá nhập từ nước ngoài về phải dán nhãn chữ tiếng Việt. Tuy nhiên, những chiếc máy đo độ tinh khiết của nước bán ở tỉnh Bến Tre không có nhãn tiếng Việt, hướng dẫn sử dụng cũng chỉ có tiếng nước ngoài.

quan trắc độ mặn trên sông

Cũng theo như chia sẻ của Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre, những chiếc máy này không đủ điều kiện bán ra thị trường. Hiện Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre đã lập biên bản, xác minh một số cơ sở có dấu hiệu vi phạm. Hiện các ngành chức năng đang khuyến cáo nông dân nên thận trọng với những thiết bị đo mặn không rõ nguồn gốc và thông tin, tránh tình trạng “tiền mất tật mang” nhất là khi công tác quan trắc độ mặn trên sông đang ngày càng phát triển và đến gần hơn với bà con nông dân.

HỢP PHÁT – CHUYÊN GIA QUAN TRẮC VÀ TỰ ĐỘNG HÓA