Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số tài nguyên nước trong năm 2022 này để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng là việc làm hết sức quan trọng và đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay.

Tại sao cần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số tài nguyên nước trong năm 2022 ??

chuyển đổi số tài nguyên nước

Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngành nước nói chung và 4 đơn vị ngành nước gồm: Cục Quản lý Tài nguyên nước; Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia; Viện Khoa học tài nguyên nước và Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cần nỗ lực cố gắng hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao trong năm 2022 là ban hành Luật Tài nguyên nước, sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Tài nguyên nước đồng thời, đẩy mạnh xây dựng các quy hoạch như: tài nguyên nước; kiểm kê tài nguyên nước; quản lý lưu vực sông…

Chuyển đổi số tài nguyên nước giúp việc quản lý hiệu quả hơn

Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước nhấn mạnh trong năm 2022, Cục sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ như: Sửa đổi Luật Tài nguyên nước năm 2012; rà soát, sửa đổi Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. 

Tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 24/3/2021; Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1383/QĐ-TTg ngày 8/4/2021. 

chuyển đổi số tài nguyên nước

Không chỉ vậy Cục sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc hỗ trợ sửa đổi Luật Tài nguyên nước, các chính sách và chương trình, dự án về bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Hoàn thiện xây dựng các Thông tư quy định kỹ thuật và định mức kinh tế-kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước; định mức kinh tế-kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước.

Đặc biệt nhất đó là phải nhanh chóng nâng cấp mạng lưới quan trắc tài nguyên nước và môi trường xuyên biên giới, đặc biệt tập trung vào quan trắc tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính; tăng cường hoạt động cảnh báo, dự báo lũ, hạn, nâng cấp và duy trì hoạt động của các trạm quan trắc khí tượng thủy văn trên dòng chính, quan trắc phù sa bùn cát; thực hiện các hoạt động giám sát môi trường các công trình thủy điện trên dòng chính và tăng cường hợp tác với các đối tác đối thoại và đối tác phát triển.

Đồng thời mở mới”. Trung tâm quản lý và vận hành mạng quan trắc quốc gia tài nguyên nước trải dài trên 5 vùng đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ, Nam Bộ với 954 công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất và 6 trạm quan trắc tài nguyên nước mặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật; phù hợp với tình hình dịch COVID-19.

Chuyển đổi số tài nguyên nước là bắt buộc và cần cam kết thực hiện sớm nhất có thể

Dù ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 bùng phát lại với nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm tăng cao tại nhiều địa phương vì chủng mới.  Song Cục Quản lý Tài nguyên nước vẫn diễn ra hiệu quả thông qua chỉ đạo điều hành, giải quyết, xử lý công việc trực tuyến trên hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ điện tử của Cục.

chuyển đổi số tài nguyên nước

Hiện nay theo tôi thấy việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước được thực hiện trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến ngày càng hiệu quả và nhanh chóng. Bên cạnh đó, các cuộc họp, báo cáo, hội thảo… được Cục tổ chức theo hình thức trực tuyến nhằm đảm bảo các công việc cũng như nhiệm vụ được giao đúng tiến độ và chất lượng. 

Cũng theo như thông tin mà tôi nhận được từ Cục thì chúng ta đang tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học theo hướng ứng dụng các công nghệ mới trong theo dõi, giám sát tài nguyên nước và các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Đồng thời, xây dựng được một hệ thống cơ sở, thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước đầy đủ, đồng bộ, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý và hỗ trợ quá trình ra quyết định điều hòa phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước các lưu vực sông. 

Từ đầu năm 2022 trở đi, để có các thông báo, dự báo, cảnh báo kịp thời phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước và nhu cầu thông tin của các ngành kinh tế – xã hội, Trung tâm đã chỉ đạo các đơn vị lập đề cương, kế hoạch thực hiện và triển khai nhiệm vụ đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng cũng như mục tiêu đề ra. 

chuyển đổi số tài nguyên nước

Các cơ quan ban ngành liên quan cũng sẽ tiếp tục cải tiến để nâng cao chất lượng quan trắc, cảnh báo dự báo tài nguyên nước bằng các phần mềm mô hình số và đưa vào dự báo tài nguyên nước tại các vùng quan trắc.Để ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên  nước,  các đơn vị ngành nước cần xây dựng kiến trúc chuyển đổi số tổng thể về quy hoạch, điều tra, quan trắc, bảo vệ tài nguyên nước; phát triển nhân lực, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu.

HỢP PHÁT – CHUYÊN GIA QUAN TRẮC VÀ TỰ ĐỘNG HÓA