Nắm được đầy đủ các khái niệm cơ bản liên quan đến quan trắc nước ngầm tự động là một trong những việc quan trọng để các đơn vị cũng như doanh nghiệp không mắc phải những sai phạm nghiêm trọng trong quá trình khai thác và sử dụng.
Những trước khi tìm hiểu về những khái niệm cơ bản liên quan đến quan trắc nước ngầm tự động thì doanh nghiệp nên hiểu giám sát và sử dụng tài nguyên nước là gì đã.
Vậy giám sát khai thác và sử dụng tài nguyên nước dưới lòng đất là gì ??
Theo như những gì quy định tại Thông tư 17/2021/TT-BTNMT thì việc giám sát hoạt động khai thác cũng như sử dụng tài nguyên nước dưới lòng đất chính là việc kiểm soát hoạt động khai thác cũng như sử dụng tài nguyên nước của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông qua những việc như theo dõi số liệu quan trắc của các cơ sở khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
Việc giám sát này được quy định cụ thể tại các Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 13 trong Thông tư và được thực hiện thông qua những hình thức sau:
– Hình thức giám sát tự động, trực tuyến: Tức là theo dõi số liệu đo đạc, và quan trắc tự động liên tục được kết nối và truyền trực tiếp đến hệ thống giám sát khai thác cũng như sử dụng tài nguyên nước, sau này được gọi chung là hệ thống giám sát.
– Hình thức giám sát định kỳ: Tức là theo dõi số liệu đo đạc quan trắc được cập nhật định kỳ vào hệ thống giám sát.
– Hình thức giám sát bằng camera: Tức là theo dõi hình ảnh thông qua camera được kết nối và truyền trực tiếp, đến hệ thống giám sát.
Những khái niệm cơ bản liên quan đến quan trắc nước ngầm tự động
Có tổng cộng 7 khái niệm cơ bản liên quan đến quan trắc nước ngầm tự động mà các đơn vị hay doanh nghiệp khai thác cũng như sử dụng cần phải nắm đó là:
1- Trạm tương ứng với mỗi giếng trong đó sẽ bao gồm giếng khai thác hay giếng quan trắc
2 – Hệ thống tương ứng với tất cả các giếng sẽ bao gồm thiết bị đo, thiết bị truyền nhận dữ liệu, và tủ điện…
3 – Mực nước tĩnh được hiểu là mực nước ở chế độ không khai thác sẽ được tương ứng với mỗi giếng.
4 – Mực nước động thấp nhất tương ứng với giới hạn khai thác của mỗi giếng hay trạm chính là giới hạn mực nước thấp nhất sẽ được quy định ở giấy phép khai thác.
5 – Thang đo thiết bị đo mực nước có khả năng đo lường mực nước tương ứng ở mỗi giếng cũng như giám sát mực nước trong giếng.
6 – Thiết bị đo lưu lượng nước sử dụng để có thể giám sát lượng nước được khai thác và sử dụng tương ứng với mỗi giếng.
7- Về sai số thường thấy đó chính là yêu cầu tối thiểu của các thiết bị đo lường phải đáp ứng, trong đó sai số 1 cm đối với thiết bị đo mực nước và sai số 5% đối với thiết bị đo lưu lượng nước.
8 – Giấy phép khai thác chính là hồ sơ mang tính pháp lý được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép cho đơn vị cũng như doanh nghiệp khai thác, trong đó sẽ bao gồm các thông tinh về dự án, công trình khai thác và yêu cầu về pháp lý.
HỢP PHÁT tự hào khi đã thực hiện vô số công trình quan trắc nước ngầm tự động từ quy mô khai thác và địa phương khác nhau được đặc trưng bởi số lượng giếng và giới hạn mực nước, cũng như yêu cầu về quản lý khai thác của doanh nghiệp đầu tư.
Do đó nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp về quan trắc nước ngầm tự động quý doanh nghiệp có thể để lại thông tin liên lạc hay liên hệ trực tiếp với HỢP PHÁT để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.
- Vui lòng liên hệ để biết thêm thông tin
- HỢP PHÁT – CHUYÊN GIA QUAN TRẮC VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ
- Mobile/Zalo: 086.222.0171
- Email: info@hotech.com.vn
- Website: www.hotech.com.vn
- Facebook: www.facebook.com/hotech.com.vn
- Linkedin: www.linkedin.com/company/hợp-phát
- ZALO OA (quét mã QR)