Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ thời tiết cực đoan như bão, lũ, dông lốc, hạn hán, xâm nhập mặn nên công tác quan trắc khí tượng thủy văn tại nước ta cần hiện đại hơn nữa so với tốc độ phát triển vẫn còn rất chậm của hiện tại.

Quan trắc khí tượng thủy văn tại Việt Nam

Quan trắc khí tượng thủy văn tại Việt Nam cần hiện đại hơn nữa trong thời gian tới

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến Việt Nam chính là lý do lớn nhất để đòi hỏi công tác dự báo khí tượng thủy văn của nước ta cần phải được nâng cao hơn nữa, như vậy mới có thể đáp ứng được yêu cầu đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân và phát triển đất nước.

Vì theo thống kế của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai cho thấy, chỉ tính riêng trong 20 năm trở lại đây, các hiện tượng thiên tai như bão, lũ, lở đất… đã khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng, thiệt hại tài sản trên hàng tỷ USD, cũng như khoảng 60% diện tích đất và hơn 70% dân số nước ta phải đứng trước rủi ro hứng chịu thảm họa từ thiên tai.

Trong khi đó, theo Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn Quốc gia thì khi khách quan mà nhìn nhận, thì chất lượng dự báo của nước ta vẫn cần nâng lên và dần tiệm cận hơn với các nước phát triển nhờ tiếp cận các công nghệ tiên tiến trên thế giới, đã và đang xây dựng mạng lưới ra đa, cảnh báo dông sét, tăng dày mạng lưới quan trắc và tỷ lệ các trạm tự động, các mô hình dự báo tổ hợp tốt hơn nữa.

Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn rất nhiều nhất là mạng lưới quan trắc còn thưa, và chỉ đạt mật độ 20-30 % mật độ so với khu vực, khi chỉ có 50% trạm tự động, còn nhiều trạm là đo thủ công. Chưa kể, nguồn lực đầu tư cho mạng lưới quan trắc, truyền tin, dự báo còn hạn chế cũng như cần tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao.

Quan trắc khí tượng thủy văn tại Việt Nam

Đây chính xác là hành động cần sự chung tay của các Bộ ngành, địa phương để làm sao đưa ra những thay đổi lớn trong công tác quan trắc khí tượng thủy văn trên cả nước nhất là những khu vực trọng điểm của thiên tai bão lũ.

Và theo như chiến lược phát triển của ngành Khí tượng thủy văn đề ra đến năm 2030, và tầm nhìn đến năm 2045 là phải phát triển hơn nữa, hiện đại hơn nữa ngành Khí tượng thủy văn của Việt Nam sao cho đạt trình độ khoa học công nghệ tiên tiến của khu vực châu Á.

Để có thể đủ năng lực cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đầy đủ, tin cậy, và kịp thời để đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, cũng như phòng chống thiên tai, bên cạnh việc thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.

Nhưng để có thể hoàn thành mục tiêu trên nước ta phải tự động hóa trên 95% từ các trạm khí tượng, đến trạm đo mực nước, qua đo mưa, đo gió trên cao. Cần nghiêm túc thực hiện để phát triển, và hoàn thiện mạng lưới trạm khí tượng thủy văn phục vụ nhu cầu của bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực có liên quan. 

Đặc biệt 100% công trình phải được quan trắc khí tượng thủy văn để cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn cho các vùng thiên tai, rủi ro để từ đó có thể giám sát việc biến đổi khí hậu, tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước phục vụ việc xây dựng, thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự án trọng điểm của quốc gia.

Quan trắc khí tượng thủy văn tại Việt Nam

Tôi cũng như đội ngũ HỢP PHÁT của mình hy vọng có thể góp phần nhỏ vào công cuộc đổi mới hiện đại này trong thời gian tới thông qua những dự án được chọn làm nhà thầu thi công chính.

Hợp Phát - chuyên gia quan trắc và tự động hoá