Theo các chuyên gia quan trắc cũng như đại diện các cơ quan chức năng như Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường: “Không tiến hành xây dựng trạm quan trắc hồ chứa nước cũng như công tác quan trắc thuỷ văn chính là hành vi coi thường tài sản và tính mạng của người dân vùng hạ du”.

trạm quan trắc

Nhiều đơn vị vận hành quản lý hồ chứa xem nhẹ việc xây dựng trạm quan trắc

Theo như quy định hiện hành, một khi các hồ chứa thủy điện đi vào hoạt động các đơn vị chủ quản sẽ phải tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý tài nguyên nước quan trọng như:

– Tuân thủ quy trình vận hành hồ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

– Đảm bảo an toàn hồ chứa, an toàn hạ du hồ chứa

– Không làm cạn kiệt nguồn nước, không gây biến đổi lớn đến chế độ dòng chảy hạ lưu hồ

– Nghiêm túc thực hiện việc xây dựng trạm quan trắc hồ chứa, quan trắc thuỷ văn để thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ yêu cầu bảo vệ, quản lý vận hành, khai thác hồ chứa theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước

– Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho những tổ chức, cá nhân vùng hạ du bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc không duy trì dòng chảy tối thiểu không đúng quy định của nhà nước.

Tuy nhiên, nhiều đơn vị quản lý hồ chứa thuỷ điện trên cả nước dù đã được Bộ Công thương phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa nhưng khi các công trình đi vào hoạt động họ lại lãng tránh đi những trách nhiệm quan trọng được quy định ở trên, đặc biệt là công tác xây dựng trạm quan trắc hồ chứa thủy điện, tổ chức xả lũ đảm bảo an toàn cho vùng hạ du và duy trì dòng chảy tối thiểu.

Trao đổi với đại diện các Trạm Khí tượng thủy văn ở những tỉnh thành lớn trên cả nước cho hay “sự vô trách nhiệm” này vẫn tiếp diễn đến tận hôm nay, hầu hết các chủ công trình hồ chứa thuỷ sau khi đã cho tích nước và phát điện xong đều “đá động” gì đến việc thực hiện đầy đủ các quy định về vận hành hồ chứa thủy điện, trong đó việc xây dựng trạm quan trắc có tính nghiêm trọng và cần thiết cũng bị những đơn vị này xem nhẹ.

Rõ ràng những hành vi trên của các chủ đập hồ chứa thủy điện là “xem thường” tài sản và tính mạng của người dân vùng hạ du vì họ chỉ đang vận hành các hồ nước theo kiểu “cắm que để đo nước rồi nhìn trời mà đoán mưa” thay vì xem trọng việc quan trắc hồ chứa, quan trắc thuỷ văn ngay từ đầu.

trạm quan trắc

Khi được hỏi về sự chậm trễ trong việc xây dựng trạm quan trắc hồ chứa ở trên nhiều chủ đầu tư công trình thuỷ điện cho hay bản thân đơn vị đã nhiều lần đưa ra lời đề nghị về việc thiết kế xây dựng trạm quan trắc hồ chứa, quan trắc thuỷ văn tuy nhiên do chi phí ban đầu dành cho việc này quá cao nên đơn vị chưa thể nào tiến hành ngày được.

Và để có được kết quả quan trắc chất lượng nước hồ chứa cũng như quan trắc thủy văn đơn vị đã thuê nhân công làm nhiệm vụ quan trắc  ở vùng thượng nguồn. 

Theo đó người được giao nhiệm vụ, hàng ngày sẽ phải tiến hành việc quan trắc một cách thủ công. Nói chính xác hơn thì những đơn vị này chỉ biết đến lợi nhuận từ công việc vận hành, quản lý hồ chứa mà không quan tâm gì đến hậu quả có thể xảy ra cho người dân vùng hạ du.

Điều này cũng có nghĩa là trong một thời gian rất dài, nhiều chủ công trình hồ chứa thuỷ điện đã tùy ý vận hành việc đóng xả nước trong hồ chứa còn người dân ở vùng hạ du có phải đối mặt với cảnh thiếu nước hay lo lắng vì lũ lụt cũng không màng đến.

Theo các cơ quan chức năng như Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như Sở Tài nguyên và Môi trường chính quyền các cấp cần phải kiểm tra và giám sát chặt chẽ hơn nữa công tác xây dựng trạm quan trắc hồ chứa trên địa bàn mình quản lý đồng thời xử lý nghiêm các chủ đập không chấp hành quy định về quan trắc hồ chứa thuỷ điện.trạm quan trắc

HỢP PHÁT hi vọng các cơ quan chức năng cần vào cuộc để các chủ đập có thể ý thức hơn nữa về trách nhiệm bảo vệ tài sản và tính mạng của người dân vùng hạ du.

Hợp Phát - chuyên gia quan trắc và tự động hoá