Lý do nên chú trọng công tác quan trắc chất lượng nước tại trung và hạ lưu sông nhiều hơn là bởi theo như kết quả quan trắc và chỉ số chất lượng nước trong một vài năm trở lại đây cho thấy chỉ có khu vực thượng nguồn của các lưu vực sông là duy trì chất lượng nước ở mức ổn định còn hai khu vực trên đều rơi vào tình trạng ô nhiễm.

quan trắc chất lượng nước

Công tác quan trắc chất lượng nước tại trung và hạ lưu sông được chú trọng hơn vì tình trạng ô nhiễm trong nhiều năm liền

Theo đó, công tác quản lý và bảo vệ môi trường nước tại lưu vực sông chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và cần nhận nhiều hơn nữa sự quan tâm từ các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Do đó, trong những năm tới đây cụ thể là từ 2021 đến 2025 Việt Nam chúng ta sẽ ưu tiên xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng nước quốc gia.

Trong đó, đặc biệt chú trọng đến khu vực trung lưu và hạ lưu – nơi được ghi nhận sự ô nhiễm trong nhiều năm qua và chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng. Nhưng may mắn khi phần lớn những khu vực này vẫn chưa ghi nhận được các thông số quan trắc về ô nhiễm kim loại cũng như hóa chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên môi trường nước trên các lưu vực sông tại nước ta vẫn còn chịu tác động mạnh từ diễn biến, xu thế của biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm trên, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã đưa ra công cụ kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước. Theo đó Luật đã quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường phải có trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước đối với các khu vực trung lưu và hạ lưu sông liên tỉnh.

Theo đó, kế hoạch trên sẽ bao gồm các đánh giá, dự báo xu hướng thay đổi chất lượng môi trường nước mặt và xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, cũng hư hành lang bảo vệ nguồn nước mặt và xác định khu vực sinh thủy.

Bên cạnh đó, cần thực hiện song song các đánh giá về thực trạng phân bố các nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm diện phát sinh chất ô nhiễm trong môi trường nước.

quan trắc chất lượng nước

Ngoài ra cần phải phân loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt để đưa ra biện pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng nước cũng như phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt.

Tốt nhất kế hoạch này cần phân vùng thêm khu xả thải, hạn ngạch xả nước thải cũng như xác định mục tiêu và lộ trình giảm xả thải vào môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải.

Kế hoạch còn đưa ra nguy cơ ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới và đưa ra giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin để có thể quản lý tình trạng ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới.

Tuy nhiên, trong năm 2023 tới đây Tổng cục Môi trường sẽ cố gắng tập trung xây dựng các quy định, cũng như hướng dẫn liên quan đến việc lập kế hoạch quản lý chất lượng nước bên cạnh việc triển khai xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng nước đối với các khu vực trung lưu và hạ lưu sông liên tỉnh thuộc 3 lưu vực sông Cầu, Nhuệ-Đáy và sông Đồng Nai. Cố gắng hết sức để trong năm 2023 này xây dựng và hoàn thiện các dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước. 

quan trắc chất lượng nước

Không nằm ngoài các kế hoạch trên của Tổng cục Môi trường, HỢP PHÁT sẽ cố gắng phát huy nhiều hơn nữa hệ thống quan trắc chất lượng nước tự động của mình tại các khu vực trọng tâm được ghi nhận đang trong nguồn ô nhiễm nặng để góp phần vào công cuộc quản lý chất lượng nguồn nước mặt quốc gia.

Hợp Phát - chuyên gia quan trắc và tự động hoá