Là một trong những công trình lớn và quan trọng với đời sống của người dân nên việc quan trắc hồ chứa thủy lợi thường xuyên là việc làm mang tính bắt buộc.

quan trắc hồ chứa thủy lợi

Vậy tại sao phải quan trắc hồ chứa thủy lợi thường xuyên ??

Theo đó, việc quan trắc công trình đập thủy lợi, hồ chứa nước thường xuyên được quy định cụ thể tại Điều 14, 15 của Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

Và theo như nghị định 144 ở trên chủ sở hữu đập, hồ chứa nước có trách nhiệm lắp đặt thiết bị quan trắc công trình đập, hồ chứa nước theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan.

Có thể bạn không biết nhưng quan trắc hồ chứa thủy lợi và các công trình có liên quan theo quy định trong hồ sơ thiết kế và tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để theo dõi liên tục tình trạng an toàn, ổn định của công trình. Cũng như phân tích, đánh giá, xử lý số liệu quan trắc; phát hiện dấu hiệu bất thường để kịp thời xử lý; lưu trữ tài liệu quan trắc theo quy định. Báo cáo chủ quản lý, chủ sở hữu đập, hồ chứa nước kết quả quan trắc.

Nội dung quan trắc hồ chứa thủy lợi nhất định bạn phải biết

Nội dung quan trắc hồ chứa thủy lợi được quy định như sau: Đối với đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết lũ, phải quan trắc mực nước tại thượng lưu, hạ lưu đập; tính toán lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả; dự báo lưu lượng đến hồ, khả năng gia tăng mực nước hồ chứa. Đối với đập, hồ chứa nước lớn có tràn tự do, phải quan trắc mực nước tại thượng lưu, hạ lưu đập; tính toán lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả.

quan trắc hồ chứa thủy lợi

Còn đối với đập, hồ chứa nước vừa có tràn tự do, phải quan trắc mực nước tại thượng lưu, hạ lưu đập, tính toán lưu lượng xả, khuyến khích áp dụng các quy định khác tại điểm b khoản này. Đối với đập, hồ chứa nước nhỏ có tràn tự do, phải quan trắc mực nước tại thượng lưu, hạ lưu đập và mực nước tại đập tràn.

Với những đơn vị, tổ chức khai thác đập, hồ chứa nước thì phải cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng và cập nhật lên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước theo quy định của pháp luật như sau:

– Đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết lũ và đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, lớn có tràn tự do thì cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc cho chủ quản lý đập, hồ chứa nước; cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi, thủy điện, cơ quan phòng chống thiên tai các cấp nơi có đập, hồ chứa nước, vùng hạ du đập; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương theo phạm vi quản lý của bộ; Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai trong tình huống khẩn cấp.

– Đập, hồ chứa nước vừa và nhỏ có tràn tự do thì cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc cho chủ quản lý đập, hồ chứa nước, cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi, thủy điện, cơ quan phòng chống thiên tai các cấp nơi có đập, hồ chứa nước, vùng hạ du đập.

Cách thức để báo cáo là gửi trực tiếp, bằng fax, bằng mạng vi tính, qua điện thoại, bằng máy thông tin vô tuyến điện (ICOM) hoặc các hình thức khác. Văn bản gốc phải được gửi đến chủ sở hữu, chủ quản lý để theo dõi và lưu trữ hồ sơ quản lý.

quan trắc hồ chứa thủy lợi

Quý doanh nghiệp, tổ chức cũng đặc biệt lưu ý là trong quá trình đập, hồ chứa nước đang khai thác mà chưa có thiết bị quan trắc chuyên dùng thì phải lắp đặt thiết bị quan trắc chuyên dùng ngay và chậm nhất là sau 2 năm đối với đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết lũ, sau 3 năm đối với đập, hồ chứa nước có tràn tự do kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (đặc biệt lưu ý).

HỢP PHÁT – CHUYÊN GIA QUAN TRẮC VÀ TỰ ĐỘNG HÓA