Việc quan trắc nguồn nước ngầm trong quá trình khai thác sẽ giúp chủ đầu tư tối ưu hóa quy trình sản xuất, kiểm soát được lưu lượng khai thác cũng như chủ động sắp xếp được kế hoạch sản xuất và đáp ứng được các quy định của Chính phủ về Quản lý và sử dụng tài nguyên nước dưới đất.
Quy định về quan trắc nguồn nước ngầm trong quá trình khai thác
Theo đó, chủ công trình khai thác nước dưới ngầm (nước dưới đất) thuộc trường hợp phải xin phép phải lắp đặt thiết bị và quan trắc lưu lượng, mực nước, chất lượng nước theo quy định tại khoản 3 Điều này và lập sổ theo dõi diễn biến nguồn nước trong quá trình khai thác.
Đối với công trình khai thác nguồn nước ngầm có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên, ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, chủ công trình còn phải xây dựng giếng quan trắc để giám sát diễn biến nguồn nước ngầm tại khu vực công trình khai thác như sau:
- Với công trình khai thác có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm đến dưới 5.000m3/ngày đêm, phải xây dựng ít nhất 1 giếng khoan quan trắc
- Với công trình khai thác có lưu lượng từ 5.000m3/ngày đêm đến dưới 10.000m3/ngày đêm, phải xây dựng ít nhất 2 giếng khoan quan trắc
- Với công trình khai thác có lưu lượng từ 10.000m3/ngày đêm trở lên, phải xây dựng ít nhất 3 giếng khoan quan trắc
- Vị trí, số lượng giếng khoan quan trắc, yếu tố và chế độ quan trắc được xác định tùy theo quy mô công trình khai thác, đặc điểm địa chất thủy văn, điều kiện vệ sinh môi trường và hiện trạng khai thác nước dưới đất ở từng khu vực cụ thể và phải được thiết kế chi tiết trong đề án khai thác nước dưới đất. Vị trí của các giếng quan trắc phải được thể hiện trên cùng bản vẽ sơ đồ bố trí công trình khai thác.
Chế độ quan trắc nguồn nước ngầm trong quá trình khai thác sẽ được thực hiện như sau:
– Quan trắc mực nước ít nhất 6 (sáu) ngày một lần, đối với các tháng mùa mưa và 3 (ba) ngày một lần đối với các tháng mùa khô; thực hiện đồng thời tại tất cả giếng khoan quan trắc (nếu có) và giếng khoan khai thác vào một thời điểm cố định
– Quan trắc lưu lượng phải xác định được lượng nước khai thác thực tế của từng giếng khai thác và của cả công trình trong ngày (24 giờ)
– Lấy mẫu phân tích chất lượng nước được thực hiện đối với từng giếng khai thác, giếng quan trắc (nếu có) vào cùng một thời điểm cố định; số lượng mẫu, chỉ tiêu phân tích và chế độ lấy mẫu được xác định cho từng trường hợp cụ thể tùy theo mục đích sử dụng nước, điều kiện vệ sinh môi trường, chất lượng nguồn nước dưới đất và quy mô của công trình khai thác nước, nhưng tối thiểu mỗi giếng được lấy 1 (một) mẫu vào giữa mùa khô và 1 (một) mẫu vào giữa mùa mưa. Số lượng mẫu phân tích và chỉ tiêu phân tích được thể hiện trong đề án khai thác nước dưới đất.
– Đối với vùng tập trung nhiều công trình khai thác nước ngầm, vùng hạ thấp mực nước lớn và vùng nằm trong khu vực nhạy cảm về ô nhiễm, thì Sở Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đầu tư xây dựng mạng quan trắc giám sát diễn biến tài nguyên nước dưới đất trong vùng đó. Kinh phí xây dựng, vận hành mạng quan trắc được sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hoặc nguồn thu thuế, phí sử dụng tài nguyên nước.
HỢP PHÁT Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thi công và lắp đặt các giải pháp đo lượng và tự động hóa cũng như hỗ trợ tư vấn và cung cấp cho bạn trọn gói giải pháp quan trắc nguồn nước ngầm với giá thành hợp lý. Bạn có thể giám sát nội bộ để tối ưu hóa quy trình sản xuất hay giám sát online, truyền dữ liệu về Sở TNMT theo quy định.
Hiện giải pháp quan trắc nước ngầm của HỢP PHÁT được tích hợp các thiết bị đo lường chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn của châu Âu với độ chính xác cao, chi phí bảo trì bảo dưỡng và vận hành thấp. Đặc biệt hơn nữa, các thiết bị của chúng tôi đã được khẳng định chất lượng ở hàng trăm quốc gia trên thế giới, mang đến cho bạn niềm tin tuyệt đối khi lựa chọn HỢP PHÁT chúng tôi.