Hiểu được trách nhiệm quan trắc nước nuôi trồng thủy sản thuộc về ai sẽ dễ dàng hơn trong việc đảm bảo công tác này sẽ luôn được diễn ra thường xuyên và đáp ứng được những gì mà pháp luật quy định.

quan trắc nước nuôi trồng thủy sản

Vậy trách nhiệm quan trắc nước nuôi trồng thủy sản thuộc về ai ??

Để trả lời câu hỏi này thì tôi xin được căn cứ vào nguyên tắc báo cáo kết quả quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản quy định tại Khoản 8 Điều 9 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành cụ thể như sau:

– Tổng cục Thủy sản chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc quản lý hoạt động quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản trên phạm vi toàn quốc; chỉ định đơn vị quan trắc môi trường; hướng dẫn, tập huấn, nâng cao năng lực quan trắc cho địa phương; xây dựng và hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu, chia sẻ dữ liệu quan trắc giữa các cơ quan quan trắc, cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản và thú y của Trung ương và địa phương;

– Chi cục Thủy sản chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, đơn vị quan trắc môi trường thực hiện kế hoạch quan trắc môi trường đã được phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra, triển khai các biện pháp khắc phục, báo cáo Tổng cục Thủy sản và các đơn vị liên quan kết quả quan trắc môi trường của địa phương;

– Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản theo dõi, giám sát môi trường tại cơ sở nuôi trồng thủy sản; ghi chép đầy đủ thông tin, số liệu thu thập, các biện pháp xử lý môi trường vượt ngưỡng cho phép theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản và đơn vị thực hiện quan trắc; cung cấp thông tin, số liệu về quan trắc môi trường, phòng bệnh động vật thủy sản nuôi khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý triển khai thực hiện hoạt động quan trắc môi trường kịp thời, hiệu quả.

quan trắc nước nuôi trồng thủy sản

Vậy quan trắc nước nuôi trồng thủy sản được quy định như thế nào ??

Hiện nay quan trắc nước nuôi trồng thủy sản có rất nhiều lĩnh vực như: nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý hoạt động thủy hải sản, bệnh học thủy sản… Chính vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản cơ quan nhà nước vô cùng quan tâm. 

Theo đó quan trắc nước nuôi trồng thủy sản là quá trình theo dõi và quan sát một cách có hệ thống về thành phần của môi trường, bao gồm các yếu tố tác động lên môi trường như đất , nước và không khí. Nhằm cung cấp thông tin để đánh giá hiện trạng, cũng như diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu khác đối với môi trường.

Và mục đích của việc thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản nhằm phân tích môi trường đang bị ảnh hưởng ở mức độ nào và hoạt động nuôi trồng thủy sản có tác động như thế nào đến môi trường. Cũng như khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản, nâng cao hiệu quả quản lý cũng như thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các tổ chức, cá nhân hoạt động trong nuôi trồng thủy sản, pháp luật quy định cụ thể nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

Để thực hiện tốt được quy định cũng như làm tròn trách nhiệm trên, cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản sẽ chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện các hoạt động như xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản cũng như thực hiện hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân quan trắc môi trường thủy sản triển khai kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất lợi của môi trường để khuyến cáo chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản điều chỉnh kịp thời.

quan trắc nước nuôi trồng thủy sản

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc những quy định trên cũng như muốn tư vấn thêm về hệ thống quan trắc nước nuôi trồng thủy sản cho doanh nghiệp mình thì có thể liên hệ trực tiếp với tôi cũng như công ty HỢP PHÁT của tôi để được đội ngũ tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất có thể.