Không thể tưởng tượng được nếu không có quan trắc hồ chứa ra đời thì những tác động hết sức tiêu cực của loại công trình này đến môi trường và dân sinh còn nặng nề đến mức nào.

quan trắc hồ chứa

Những ảnh hưởng nặng nề đến môi trường và dân sinh nếu không có quan trắc hồ chứa

Quan trắc hồ chứa được xem là một trong những công tác quan trọng hàng đầu trong việc giúp con người có thể theo dõi tình trạng cũng như độ ổn định của đập thuỷ điện. Vì thông qua việc quan trắc hồ chứa chúng ta mới có thể đo đạc và lưu dữ tất cả các thông số của hồ chứa thuỷ điện, bên cạnh đó chúng ta cũng biết được môi trường đã tác động đến đến độ bền vững của đập như thế.

Ngược lại chúng ta cũng hiểu rõ là những thông số mà quan trắc hồ chứa cung cấp cũng thể hiện rõ là công trình này đã tác động lớn như thế nào “sức khoẻ” của môi trường và an sinh xã hội.

Bạn biết đấy, Việt Nam chúng ta là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh và vượt bật nhờ vào xu hướng công nghiệp hóa. Nhưng xu hướng này đòi hỏi một nguồn năng lượng điện khủng đến mức nào. Và để có thể đáp ứng được nhu cầu này, Việt Nam chúng ta cần phải xây dựng rất nhiều đập thủy điện trên các dòng sông.

quan trắc hồ chứa

Nhưng từ khi số lượng đập thuỷ điện tăng lên cũng là lúc môi trường và đời sống dân sinh bắt đầu bị ảnh hưởng

Nhiều người dân ở những khu vực xây dựng hồ chứa đập thuỷ điện đã phải dời đi chỗ khác, nhưng đa số những người dời đi đều là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn khi họ phải sống nhờ vào việc trồng trọt và đánh bắt cá trên sông. Nhưng họ đã phải chuyển đến những nơi thiếu đất canh tác và nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.

Dù nền  kinh tế của nước nhà luôn trên đà tăng trưởng ổn định và cũng không phủ nhận vai trò mà các công trình đập hồ chứa nước thủy điện mang lại, nhất là khi chúng đóng góp đến 40 % sản lượng năng lượng điện cho quốc gia. Tuy nhiên, chính số lượng gia tăng đột biến của các nhà máy thủy điện đã làm chi các vấn đề môi trường và xã hội gia tăng và đến hiện tại chúng ta đang phải đối mặt với những hậu quả này.

Và việc gia tăng xây dựng các công trình đập thuỷ điện cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc tái định cư bắt buộc, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng ngàn người sống ở vùng hạ lưu. Đặc biệt là khi các nhà máy vận hành hồ chứa không có cảnh báo trước khiến cho người dân không có đủ thời gian để phòng bị chống lũ. Cụ thể thì:

– Phần lớn các công ty thủy điện sẽ xả nước vào thời điểm phù hợp khi nhà máy đang hoạt động thay vì quan tâm đến những ảnh hưởng sẽ xảy ra với vùng hạ lưu như gây ra những trận ngập lụt nghiêm trọng. Chưa kể việc thay đổi dòng chảy của nước còn gây nên xói lở bờ sông – nơi canh tác nông nghiệp chính của người dân.

– Chất lượng nước của vùng hạ lưu bị giảm sút dẫn đến việc thiếu hụt nguồn nước cho các hoạt động nông nghiệp của người dân. Nặng hơn khi quá trình xâm nhập mặn tăng lên ở các vùng cửa sông. Tác động đến chất lượng nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nuôi trồng thuỷ sản.

– Người dân nằm trong làn sóng tái định cư bắt buộc vì việc xây dựng công trình thủy điện đều không thể sinh sống ở những nơi đất xấu và thiếu nước, nên phần lớn những người dân này phải tìm kiếm công việc khác ngoài việc đồng áng. Theo như ghi chép của giới bao chí thì những người dân tái định cư bắt buộc này đã làm gia tăng các vấn đề về xã hội như bạo lực gia đình và cấu trúc cộng đồng cũng bị phá vỡ.

quan trắc hồ chứa

HỢP PHÁT nhận thấy, những ảnh hưởng nghiêm trọng ở trên càng cho thấy vai trò to lớn của công tác quan trắc hồ chứa thuỷ điện, tuy nhiên cần gia tăng hệ thống quan trắc hồ chứa nhiều hơn để hạn chế đến mức thấp nhất việc ảnh hưởng đến môi trường và xã hội, nhất là con người chúng ta không có nhiều thời gian để tồn tại và cũng không đủ sức chịu đựng những ảnh hưởng lớn ở trên như môi trường thiên nhiên đã và đang phải chịu.